Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Hoa Kỳ
Nước Mỹ và cuộc chiến chống khủng bố: Cái sảy nảy cái ung
Kể từ khi bước vào Nhà Trắng, dường như Tổng thống Obama luôn cố gắng để người dân Mỹ có cảm nhận rằng, cuộc chiến chống khủng bố đang đi tới hồi kết. Nhưng rồi có vẻ, thực tế lại đang chứng minh ngược lại.

 


 


12 năm trôi qua, năm nào người Mỹ cũng vẫn đầy ắp những âu lo trong dịp lễ kỷ niệm sự kiện 11-9


 

Quả là từ việc quyết định rút quân khỏi Iraq và sắp tới là khỏi Afghanistan theo đúng lộ trình đã cam kết với cử tri, đến việc tiêu diệt trùm khủng bố Osama Binladen, cộng với việc tuyên bố chiến lược mới chống khủng bố v.v. chính quyền Obama đã phần nào trấn an được nỗi lo mất an ninh thường trực của người dân Mỹ.

 

Song, càng gần đến ngày kỷ niệm sự kiện thảm khốc 11-9-2001, người dân Mỹ lại càng cảm nhận được rằng sẽ còn rất lâu nữa mới có thể quên đi mối lo khủng bố và rằng, việc đảm bảo an ninh cho nước Mỹ có vẻ vẫn nằm ngoài khả năng của chính quyền Obama. Lý do không phải chỉ đơn thuần sự xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về nguy cơ tấn công khủng bố nhân dịp 11-9, mà trên hết là bởi chính cách đối phó của chính quyền Obama trước những nguy cơ đe dọa đến an ninh không thể khiến người dân Mỹ yên tâm.

 

Trước những thông tin tình báo về khả năng Al Qeada sẽ tấn công nhằm vào các khu vực ngoại giao của Mỹ, chính quyền Obama đã lựa chọn phương án “rút lui cho an toàn”. Từ ngày 4-8-2013, Mỹ đã đóng cửa 25 Đại sứ quán và Tổng lãnh sự ở một loạt nước thuộc Bắc Phi – Trung Đông, những địa điểm được cho là có khả năng bị tấn công cao nhất. Điển hình là việc khoảng 75 nhân viên ngoại giao Đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Sanaa (Yemen) đã được sơ tán gấp tới một căn cứ quân sự của Mỹ tại Đức bằng đường hàng không. Đồng thời, Bộ ngoại giao Mỹ cũng thúc giục công dân nước này phải rời khỏi Yemen ngay lập tức.

 

Động thái này cho thấy, chính quyền Obama chưa chuẩn bị kỹ càng, thậm chí còn thụ động, cho những khả năng bị tấn công, đặc biệt trên diện rộng. Đương nhiên, ông Obama không thể tái diễn chính sách cứng rắn “tìm diệt” kiểu “đánh đòn phủ đầu” của Tổng thống tiền nhiệm G. Bush. Hậu quả của chính sách đơn phương này lớn tới mức (chỉ tính riêng thiệt hại về người, đã có gần 5.000 lính Mỹ chết trong khoảng chín năm sa lầy tại Iraq) khiến ông Obama phải dành hầu như toàn bộ tâm trí trong nhiệm kỳ đầu tiên để khắc phục.

 

Đối với Bắc Phi – Trung Đông, nơi được cho là địa bàn ẩn náu chính của các nhóm khủng bố quốc tế như Al Qeada, chính quyền Obama đã có những điều chỉnh theo “tiêu chuẩn kép”: vừa tăng cường hợp tác với các đồng minh, vừa sẵn sàng đối thoại với các nước Hồi giáo không đồng quan điểm trong khu vực.

 

Đúng là chính sách mang nặng tính thực dụng này phần nào đã giúp hình ảnh nước Mỹ thời Bush giảm bớt sự xấu xí, đồng thời gánh nặng chi phí cho cuộc chiến chống khủng bố cũng được san sẻ cho các đồng minh.

Tuy nhiên, chính những toan tính tới mức quá cẩn trọng khiến cho trong nhiều tình huống, chính quyền Obama đã không biết “tiến hay lùi”, tiêu biểu như trước các biến động chính trị ở Bắc Phi – Trung Đông (2010 – 2011).

 

Trong nhiệm kỳ đầu tiên, với các đồng minh, từ Saudi Arabia đến Jordani, chính quyền Obama mới chỉ dừng lại ở mức tăng cường viện trợ hay bổ sung các hợp đồng mua bán vũ khí, còn việc phối hợp trong cuộc chiến chống khủng bố thì hầu như dậm chân tại chỗ. Việc từ bỏ sự ủng hộ đối với chính phủ Hosni Mubarack hay thái độ nước đôi với chương trình hạt nhân của Iran, rồi cách người Mỹ tham gia vào các đợt không kích ở Libya và đặc biệt là cách xử lý vấn đề Syria, khiến cho người Hồi giáo mất dần lòng tin vào thiện chí đối thoại hay quyết tâm giải quyết các vấn đề khu vực của chính quyền Obama.

 

Tính “nửa vời” này cũng được phản ánh trong sự sao nhãng nhất định đối với cuộc chiến chống khủng bố, mặc dù chính quyền Obama vẫn luôn khẳng định mức độ nguy hiểm của vấn nạn này vẫn còn nguyên. Sau vụ tấn công Lãnh sự quán Mỹ tại Benghazi (Libya) khiến Đại sứ Mỹ J. Christopher Stevens và ba nhân viên ngoại giao thiệt mạng hồi tháng 9-2012, chính quyền Obama cũng chưa cho thấy bất cứ một động thái tích cực nào trong cuộc chiến chống khủng bố.

 

Đúng là sau cái chết của Osama Binladen, các nhóm khủng bố đã có những thay đổi trong cách thức hoạt động, nhưng lại theo hướng tinh vi và xảo quyệt hơn rất nhiều như chia nhỏ lực lượng hay trà trộn vào các lực lượng nổi dậy ở Syria, Mali, Sudan v.v. Trong bối cảnh đó, hành động đóng cửa các cơ quan đại diện của chính quyền Obama, rõ ràng chỉ mang tính đối phó với tình thế, bởi nguy cơ bị tấn công vẫn luôn lơ lửng do mâu thuẫn và sự thù hằn không được giải quyết.

 

Người Mỹ chịu tiếng bạc nhược đã đành, nhưng họ còn đặt các nước trong khu vực vào tình thế không hề dễ chịu. Nếu thông tin tình báo kia là hiện thực, thì các nước trong khu vực, ngoài việc phải lo đối phó với các lực lượng Al Qeada, còn phải đối phó với phản ứng của những nhóm đối lập trong nước. Song nếu đó là những thông tin “trôi nổi”, những nước này phải lại khắc phục những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế do việc người nước ngoài sơ tán.

 

Sự lúng túng của chính quyền Obama còn thể hiện rõ nét qua cách xử lý vụ E. Snowden trong gần hai tháng qua. Ngay từ đầu, dường như người Mỹ đã không đánh giá đúng mức độ nghiêm trọng của vụ việc, thể hiện bằng việc không tiến hành hủy ngay hộ chiếu của Snowden, không có những biện pháp thương thuyết ráo riết với chính quyền Hồng Kông (Trung Quốc). Không biết có phải do chính quyền Obama đã có sự tự tin thái quá vào khả năng có thể buộc các nước phải trao trả nhân vật này hay không, hoặc đã chẳng có bài học rõ ràng nào được rút ra từ sau vụ Wikileaks, mà kết quả cuối cùng, Snowden sau những áp lực bất thành và cả những “tung hứng”, tính toán ngoại giao, đã nhận được quy chế tỵ nạn tại Nga, dù chỉ là giấy phép trong vòng một năm.

 

Cũng chính cái tính chất nửa vời trong các biện pháp an ninh mà trên thực tế, chính quyền Obama đã đẩy vụ Snowden từ một vấn đề nội bộ (những tài liệu đầu tiên được Snowden công bố chỉ nhằm công khai việc vi phạm quyền riêng tư của công dân Mỹ), dần phát triển tới ngưỡng an ninh quốc gia. Cho đến thời điểm hiện tại, những thông tin nếu tiếp tục được công bố, thậm chí còn được Snowden rao bán, đặt nước Mỹ vào tình trạng báo động không chỉ đối với các bí mật quốc quốc gia mà còn cả trong quan hệ với các nước, trước hết là với Nga.

 

Hiện tượng Snowden đã phát triển lên tầm nguy cơ khủng bố đối với nước Mỹ.

 

Cũng cần phải nhấn mạnh thêm, hành động của Nga là hoàn toàn hợp lý đặt trong mối quan hệ với chuỗi phản ứng của chính quyền Obama. Kể từ ngày 23-6-2013, khi Snowden bí mật hạ cánh tới sân bay Sheremechevo (Moscow), chính quyền Obama liên tục gây sức ép buộc phía Nga trao trả Snowden, thậm chí Tổng thống Obama còn viện cớ cách ứng xử của phía Nga để từ chối cuộc gặp với Putin bên lề hội nghị G20 vào tháng 9 tới.

 

Những hành động này vô hình chung lại khiến Nga tiến nhanh hơn tới việc cấp quy chế tạm trú một năm cho Snowden, bởi nó vừa bảo toàn được thể diện của nước Nga nhưng cũng không làm phía Mỹ quá tổn thương. Sự cần thiết phải hợp tác chặt chẽ với Nga trong cuộc chiến chống khủng bố, đặc biệt là các hoạt động khủng bố từ các cá nhân đơn lẻ, đã được khẳng định sau vụ đánh bom tại cuộc chạy Marathon quốc tế ở Boston hồi tháng 4-2013, nhưng không biết vì lý do gì mà giới chức Mỹ đã bỏ quên trong vụ Snowden.

 

Mười hai năm đã trôi qua, nhưng rồi năm nào người Mỹ cũng vẫn đầy ắp những âu lo trong dịp lễ kỷ niệm sự kiện 11-9.

 

Phải chăng đã đến lúc chính quyền Obama cần có một sự thay đổi căn bản trong chính sách chống khủng bố - cần có một quan niệm khác, một sự điều chỉnh chiến lược và sự hợp tác khác, thực chất và sâu rộng với các nước trên phạm vi toàn cầu trong vấn đề nan giải này.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong (14-05-2024)
    Đổi màu mau lẹ (12-05-2024)
    Con trai út cao 2,01 m của ông Trump bước vào chính trường (09-05-2024)
    Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ (25-04-2024)
    Bình luận về Barron Trump gây phẫn nộ (21-03-2024)
    Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống J. Biden, ông D. Trump nỗ lực ghi điểm (17-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và ông Trump trở thành ứng viên tổng thống của mỗi đảng (13-03-2024)
    Ông Trump siết chặt kiểm soát đảng Cộng hòa Mỹ (13-03-2024)
    Bức tranh sau bầu cử (13-03-2024)
    Cuộc chiến bầu cử Mỹ đã bắt đầu (13-03-2024)
    Ông Donald Trump tiến gần tới vị trí ứng cử viên đại diện của đảng Cộng hòa (12-03-2024)
    Sớm đưa các thuyền viên Việt về nước sau khi tàu hàng bị tấn công ở Biển Đỏ (08-03-2024)
    Những nội dung chính trong thông điệp liên bang 2024 của Tổng thống Mỹ (08-03-2024)
    Bầu cử Mỹ: Ông Biden và Trump thắng lớn tại California trong ngày 'Siêu Thứ Ba' (06-03-2024)
    Taylor Swift rục rịch kêu gọi bầu cử tổng thống Mỹ (06-03-2024)
    Người cung cấp thông tin cho FBI bị truy tố tội khai man về Tổng thống Joe Biden (16-02-2024)
    Cựu Tổng thống Trump đối mặt với án tù dài (06-02-2024)
    Vì sao Mỹ chưa thể dứt điểm Houthi? (05-02-2024)
    13 thống đốc đảng Cộng hòa tới biên giới, ủng hộ Texas 'kháng lệnh' ông Biden (05-02-2024)
    Mỹ cân nhắc phản ứng trước việc 3 binh sỹ thiệt mạng ở Jordan (30-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Mỹ: Máy bay lao vào nhà dân, ít nhất 4 người chết (10-08-2013)
    Mỹ: Quăng bom, xả súng khiến 8 người thương vong (09-08-2013)
    Mỹ xem xét nghiêm túc bỏ cấm bán vũ khí sát thương cho VN (07-08-2013)
    Mỹ gia hạn đóng cửa các đại sứ quán ở Trung Đông (05-08-2013)
    Nhà Trắng họp khẩn vì nguy cơ khủng bố (04-08-2013)
    Mỹ giận dữ vì Nga cho Snowden tị nạn, dọa hủy thượng đỉnh Obama-Putin (02-08-2013)
    Thượng viện Mỹ phê chuẩn nghị quyết lên án Trung Quốc ở Biển Đông (01-08-2013)
    Mỹ - Ấn Độ: Đồng mộng, đã đủ để đồng sàng? (31-07-2013)
    Giải cứu hơn 100 trẻ vị thành niên bị bán làm gái mại dâm (29-07-2013)
    Thượng viện Mỹ thông qua dự luật cải tổ nhập cư (28-06-2013)
    Bà Hillary Clinton sẽ tranh cử Tổng thống Mỹ 2016? (23-06-2013)
    Xác định nhân thân nạn nhân thứ 1.636 vụ khủng bố 11-9 (22-06-2013)
    Hải quân Mỹ mạnh tay đóng mới 9 tàu khu trục (05-06-2013)
    Mỹ truy tố vụ rửa tiền 6 tỉ USD (29-05-2013)
    Lốc xoáy tàn phá Texas, 6 người chết, hơn 100 người bị thương (17-05-2013)
    Nghi phạm đánh bom Boston đã được chôn (10-05-2013)
    Mỹ: Cảnh sát nóng lòng đòi chôn nghi phạm Boston (09-05-2013)
    Cháy rừng đe dọa 4.000 ngôi nhà ở California - Mỹ (05-05-2013)
    Vụ khủng bố Boston: Lộ thêm âm mưu động trời (03-05-2013)
    Cha, mẹ nghi phạm đánh bom Boston trốn báo giới (29-04-2013)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153084091.